Ngày 10/4/2019, đoàn giám sát của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường - Quốc hội khóa XIV về thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai làm việc tại Kiên Giang. Tham dự cuộc giám sát có ông: Nguyễn Vĩnh Hà - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường - Trưởng đoàn cùng các thành viên trong đoàn giám sát; đại điện Đoàn đại biểu Quốc hội có bà: Nguyễn Thị Kim Bé - Phó đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang; lãnh đạo UBND tỉnh có ông: Mai Anh Nhịn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện các sở, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống thiên tai tỉnh Kiên Giang.
Theo báo cáo trình bày tại cuộc giám sát từ năm 2015 đến nay Hội đồng Nhân dân tỉnh Kiên Giang tại các kỳ họp đã ban hành các văn bản Quy phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai 06 Nghị quyết theo thẩm quyền; Ủy ban Nhân tỉnh (UBND) ban hành 03 Quyết định 06 Kế hoạch nhằm thực hiện chiến lượt, kế hoạch phòng, chống thiên tai, các phương án ứng phó thiên tai. Đồng thời UBND tỉnh còn ban hành 04 chỉ thị và 14 quyết định cá biệt để chỉ đạo, điều hành ứng phó phù hợp với tình huống thiên tai trên địa bàn tỉnh.
.jpg)
Quang cảnh cuộc giám sát của Quốc hội tại UBND tỉnh Kiên Giang
Tại buổi giám sát các thành viên đoàn giám sát nêu ra nhiều vấn đề có liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành trong những năm qua. Đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang, bà Nguyễn Thị Kim Bé, phát biểu: trong những năm qua tình hình thiên tai xảy ra trên địa bản tỉnh đã gây thiệt hại khá lớn và ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, hư hại cơ sở hạ tầng hàng trăm tỷ đồng, cụ thể vào năm 2016 tại huyện An Biên, An Minh, Hòn Đất, Rạch Giá… do nắng hạn, xâm nhập mặn kéo dài, người dân không có nước sinh hoạt tỉnh phải chỉ đạo chuyển nước từ tỉnh An Giang về để sử dụng; việc đầu tư vừa qua của các Bộ ngành Trung ương chưa được quan tâm đúng mức và kịp thời nhất là các cống ngăn mặn, giữ ngọt, điều tiết sản xuất trên địa bàn tỉnh và đề nghị hướng tới nên tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phái có trọng điểm, vì Kiên Giang là tỉnh ven biển và cuối nguồn của sông Mê Kong nên chịu áp lực rất lớn về nước lũ và xâm nhập mặn hàng năm.
Ông, Mai Anh Nhịn, phó chủ tịch UBND tỉnh phát biểu giải trình những ý kiến do đoàn giám sát đặt ra, đồng thời đề nghị Chính phủ, các bộ ngành Trung ương cần có sự quan tâm chỉ đạo nhiều hơn tập trung vào các vấn đề như sau:
- Bộ Kế hoạch - Đầu tư cần phân bổ vốn đầu tư xây dựng các công trình phòng, chống thiên tai phải tập trung, có trọng điểm, nhằm phát huy hiệu quả không chỉ tỉnh Kiên Giang mà tác dụng tích cực đến toàn vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
- Khi đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh các bộ ngành cần có sự phối hợp chặt chẽ trên nhiều mặt như: giao thông kết hợp với ngăn mặn và khai thác tiềm năng về kinh tế địa phương (cụ thể: cầu sông Cái Lớn - Cái Bé kết hợp cống ngăn mặn).
- Hỗ trợ công cụ, phương tiện, thiết bị phòng, chống thiên tai cho tỉnh để bố trí, sử dụng khi có tình huống thiên tai xảy ra trên địa bàn (hiện nay tỉnh chưa có kinh phí đầu tư trang bị trên lĩnh vực này).
- Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn và bộ ngành liên quan cần phối hợp chặt với địa phương khi đưa ra các thông tin cảnh báo, dự báo về thiên tai trên từng vùng, miền cụ thể để dễ triển khai thực hiện.
Thay mặt đoàn giám sát, ông Nguyễn Vĩnh Hà - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường - Trưởng đoàn, đánh giá rất cao vài trò lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh về công tác phòng, chống thiên tai trong thời gian qua, đồng thời cũng ghi nhận những ý kiến đề xuất của địa phương và trình Quốc hội, đề xuất Chính phủ và các bộ ngành Trung ương để có hướng chỉ đạo về công tác này đối với Kiên Giang./